Thừa phát lại là gì ?
Chế định thừa phát lại đã có từ lâu và đã được hình thành ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, Thừa phát lại cũng đã hình thành dưới thời Pháp thuộc, tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử cũng như các yếu tố khác mà Thừa phát lại ở Việt Nam đã vắng bóng khá lâu. Đầu năm 2010 Thừa phát lại đã được thí điểm tại TP.HCM và sau đó đã được thí điểm ở một số tỉnh thành khác, trong đó có Hà Nội. Vậy Thừa phát lại là gì, vai trò, chức năng của Thừa phát lại như thế nào trong đời sống xã hội hiện nay, Luật Đại An Phát xin giới thiệu với bạn về chế định Thừa phát lại.
I. Cơ sở pháp lý
- Nghị định 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Nghị định 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 61/2009/NĐCP;
- Thông tư 03/2009/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 61/2009/NĐCP.
II. Nội dung
1. Thừa Phát lại.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì “Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.”
Như vậy có thể thấy rằng Thừa phát lại là một chức danh do nhà nước bổ nhiệm, cụ thể là Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, với chức năng là để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Chức năng chính của Thừa phát lại
a. Lập vi bằng
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, ví dụ như biên bản xác minh tài sản, biên bản xác định hiện trạng nhà… từ đó có thể thấy rằng, Vi bằng tương tự với văn bản công chứng về việc xác minh tính xác thực, hợp pháp, tuy nhiên phạm vi hoạt động, ghi nhận của vi bằng rộng hơn là văn bản công chứng.
b. Tống đạt văn bản
Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy rằng, Thừa phát lại tống đạt các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự. Trước đây, khi chưa có Thừa phát lại thì văn bản của Tòa do Thư ký tòa án đảm nhận tống đạt. Đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp, tạo sự tin cậy, xác tín trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự.
c. Thi hành án dân sự
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại tỉnh, thành phố được phép thành lập Thừa phát lại.
Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố mà Thừa phát lại được thành lập trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn tỉnh, thành phố đó.
Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:
- Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng.
Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc trên ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trong trường hợp Thừa phát lại thi hành án theo thẩm quyền liên quan đến tài sản phát sinh ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
Luật Đại An Phát đã giới thiệu về Thừa phát lại, chức năng của Thừa phát lại, quý khách hàng có nhu cầu lập Vi bằng hãy liên hệ với Luật Đại An Phát để được tư vấn.
- VI BẰNG LÀ GÌ? GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VI BẰNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
- TRÌNH TỰ XIN CẤP LÝ LỊCH TƯ PHÁP CHO NGƯỜI VIỆT NAM
- Trình tự thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
- THỦ TỤC CẢI CHÍNH GIẤY KHAI SINH KHI CÓ SAI SÓT
- Trách nhiệm bồi thường khi văn bản công chứng bị tòa án tuyên bố vô hiệu
- Phân biệt Công chứng và chứng thực; Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế không?
- Hồ sơ giám định thương tật y khoa cho người bị tai nạn lao động
- Dịch vụ Tư Vấn hội nghị nhà chung cư lần đầu?