Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

HÀNH VI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ Ở CHỐT COVID-19 SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

26/08/2021 20:04

Dưới tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 rất nhiều tỉnh thành trên cả nước đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và lập nhiều chốt trên địa bàn nhằm kiểm soát, thắt chặt việc ra đường của người dân với lí do không chính đáng. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp có hành vi chống lại người thi hành công vụ tại các chốt trực Covid-19, vậy những người này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Luật Đại An Phát sẽ đi trả lời câu hỏi đấy trong bài viết dưới đây:

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Tư vấn của Luật sư

Chống người thi hành công vụ ở chốt Covid -19 là người có các hành vi vi phạm cản trở, chống trả lại việc thanh tra, kiểm tra và rà soát của người thi hành công vụ trong thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid như: có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, hậu quả để lại thì người có hành vi vi phạm nói trên có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
*) Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống người thi hành công vụ
Những người có hành vi vi phạm nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ cụ thể như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này”
Qua đó có thể thấy tùy vào từng hành vi cụ thể của người vi phạm mà mức xử phạt vi phạm hành chính khi chống người thi hành công vụ ở chốt Covid – 19 sẽ khác nhau, dao động từ 500.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ.

*) Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chống người thi hành công vụ
Điều 330 Bộ luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm".
Hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ có thể được hiểu:
+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém...)
+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ... Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.
+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…
Những hành vi nói trên của người vi phạm là hành vi cố ý nhằm mục đích cản trở người thi hành công vụ nói chung và người thi hành công vụ ở chốt trực Covid – 19 nói riêng phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.
Trên đây là những hậu quả pháp lý người có hành vi chống người thi hành công vụ phải chịu theo quy định của pháp luật. Để được hỗ trợ trực tiếp các vấn đề liên quan đến pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com  
Trân trọng!
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay