Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

07/01/2019 19:32

     Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể, mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh. Vì thế mà đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý là một trong các cách để đảm bảo cho quyền lợi của chủ sở hữu cũng như phổ biến rộng rãi hơn “tên tuổi” của hàng hóa. Nhưng bạn vẫn còn đang thắc mắc về quy trình, thủ tục để được bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý thì hãy cùng Luật Đại An Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;
2. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định 122/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.
3. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP; Thông tư số 16/2016 TT-BKHCN về sửa đổi bổ sung Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
4. Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
II. NỘI DUNG
1. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
     Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
       - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
     Ví dụ: Nhãn lồng Hưng Yên; Nho Ninh Thuận; Đường thốt nốt Kampong Speu; Rượu mạnh Scotch whisky, …
       - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
          + Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
          + Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
          + Các điều kiện địa lý liên quan quyết định sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bao gồm:
             Yếu tố về tự nhiên: khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác;
             Yếu tố về con người: kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
2. Trường hợp không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
     Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lýThủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
       - Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam.
       - Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
       - Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
       - Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
3. Thành phần hồ sơ
       - Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
          + Tờ khai (2 bản);
          + Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );
          + Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
          + Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
          + Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
          + Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
       - Số lượng: 01 bộ.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
5. Trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
       - Bước1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền.
       - Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
       - Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/ từ chối nhận đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
          + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn.
          + Trường hợp không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
       - Bước 4: Công bố đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
       - Bước 5: Thẩm định nội dung của đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ ( tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
       - Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
          + Nếu đối tượng nếu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
          + Nếu đối tượng trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
6. Thời hạn giải quyết
       - Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
       - Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
       - Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
7. Lệ phí
       - Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng;
       - Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng;
       - Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng;
       - Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 120.000 đồng;
       - Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký: 120.000 đồng;
       - Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.
 
     Luật Đại An Phát là đơn vị tư vấn uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ về Sở hữu trí tuệ như: Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế, Đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích, Đăng ký nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ quyền tác giả, Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm,...
     Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.
     Công ty Luật TNHH Đại An Phát – Phòng 12A Chung cư Viện chiến lược Khoa học Công an, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay