YÊU CẦU CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA GIẤY ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
16/08/2021 14:53
Hàng năm, số lượng nhãn hiệu được bảo hộ là rất nhiều, tuy nhiên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhiều cá nhân và tổ chức không hoạt động hiệu quả, hoặc không có hoạt động đối với các nhãn hiệu mình đã đăng ký và được bảo hộ. Do đó, dẫn đến việc nhiều nhãn hiệu bị bỏ đó và không phát huy được tính năng của nó. Do vậy, nếu một bên khác muốn sử dụng nhãn hiệu đó hoặc tương tự nhãn hiệu đó, thì có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu mà mình muốn sử dụng hoặc tương tự, khi chứng minh được việc chủ sở hữu của nhãn hiệu không còn sử dụng nhãn hiệu đó nữa.
Các trường hợp bị chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Do đó, khi làm chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì chủ sở hữu có thể tự đứng ra làm hoặc một bên khác có quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu nhận thấy rơi vào các trường hợp c, d, đ, e, g kể trên.
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Do đó, khi làm chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì chủ sở hữu có thể tự đứng ra làm hoặc một bên khác có quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu nhận thấy rơi vào các trường hợp c, d, đ, e, g kể trên.
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực Giấy đăng ký nhãn hiệu
- Tờ khai yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu).
- Bản giải trình lý do yêu cầu.
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy đăng ký nhãn hiệu.
- Bản giải trình lý do yêu cầu.
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy đăng ký nhãn hiệu.
Trình tự xử lý yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Bước 1. Nộp hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Chủ đơn nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục sở hữu trí tuệ.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền trọn gói giá rẻ
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền trọn gói giá rẻ
Bươc 2. Xử lý đơn yêu cầu chấm dứt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Cục sở hữu trí tuệ gửi thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhãn hiệu về ý kiến của chủ đơn muốn chấm dứt hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu. Cục sở hữu trí tuệ có thể tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa chủ đơn và chủ văn bằng bảo hộ.
- Trên cơ sở xem xét ý kiến của hai bên, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định không chấm dứt, hoặc chấm dứt một phần, hoặc chấm dứt toàn bộ hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Trường hợp không đồng ý với quyết định của Cục sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định đó.
- Trên cơ sở xem xét ý kiến của hai bên, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định không chấm dứt, hoặc chấm dứt một phần, hoặc chấm dứt toàn bộ hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Trường hợp không đồng ý với quyết định của Cục sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định đó.
Bước 3.
Quyết định chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có quyết định. Và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về Sở hữu công nghiệp.
Xem thêm: Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com
Trân trọng!
Xem thêm: Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com
Trân trọng!
Đăng ký dịch vụ ngay
- ĐIỀU KIỆN VÀ HỒ SƠ THÀNH LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH/ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- DOANH NGHIỆP CHẬM NỘP THUẾ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO
- CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP, CỔ PHẦN CÓ PHẢI KÊ KHAI THUẾ KHÔNG
- THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
- THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
- THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SANG CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
- THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SANG CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN