
VƯỢT ĐÈN ĐỎ PHẠT 4 TRIỆU - 6 TRIỆU ĐỒNG: LÀM GÌ KHI BỊ DỌA TỐ GIÁC TỐNG TIỀN?
Hỏi: Vượt đèn đỏ bị người dân gần đó chụp được họ nói đưa tiền ra không là đem hình ảnh vượt đèn đỏ nộp công an như vậy có phải đang tống tiền và bị bỏ tù không?
Đáp:
Vừa qua, Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cùng các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 đã có nhiều quy định mới cho người tham gia giao thông đường bộ, cũng như trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những quy định đáng chú ý nhất hiện nay là quy định về tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Theo điểm c khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe máy bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thay vì mức phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng như trước đây.
Nghị định 176/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông. Theo Khoản 3 Điều 7 thì Mức chi cho nội dung này là không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Do đó, người có hình ảnh về hành vi vượt đèn đỏ vi phạm giao thông đường bộ có quyền cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông cho đơn vị Cảnh sát giao thông (Cục CSGT; phòng CSGT; đội CSGT, trật tự thuộc công an cấp huyện) hoặc cung cấp thông tin, hình ảnh về vi phạm thông qua cài đặt, sử dụng ứng dụng VneTraffic do Bộ Công an phát triển.
Hành vi dọa tố cáo hành vi vượt đèn đỏ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ để tống tiền là hành vi uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, căn cứ theo Điều 170 Bộ luật hình sự quy định về tội cưỡng đoạt tài sản, Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu người đó có hành vi trên thì bạn có thể tố cáo đến cơ quan công an; bạn có thể ghi âm, quay video hoặc lưu lại tin nhắn làm bằng chứng.
Tuy nhiên, nếu xét về mức độ nguy hiểm của hành vi thì hành vi này khó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo điểm e khoản 2; khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm.
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Đáp:
Vừa qua, Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cùng các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 đã có nhiều quy định mới cho người tham gia giao thông đường bộ, cũng như trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những quy định đáng chú ý nhất hiện nay là quy định về tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Theo điểm c khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe máy bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thay vì mức phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng như trước đây.
Nghị định 176/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông. Theo Khoản 3 Điều 7 thì Mức chi cho nội dung này là không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Do đó, người có hình ảnh về hành vi vượt đèn đỏ vi phạm giao thông đường bộ có quyền cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông cho đơn vị Cảnh sát giao thông (Cục CSGT; phòng CSGT; đội CSGT, trật tự thuộc công an cấp huyện) hoặc cung cấp thông tin, hình ảnh về vi phạm thông qua cài đặt, sử dụng ứng dụng VneTraffic do Bộ Công an phát triển.
Hành vi dọa tố cáo hành vi vượt đèn đỏ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ để tống tiền là hành vi uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, căn cứ theo Điều 170 Bộ luật hình sự quy định về tội cưỡng đoạt tài sản, Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu người đó có hành vi trên thì bạn có thể tố cáo đến cơ quan công an; bạn có thể ghi âm, quay video hoặc lưu lại tin nhắn làm bằng chứng.
Tuy nhiên, nếu xét về mức độ nguy hiểm của hành vi thì hành vi này khó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo điểm e khoản 2; khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề vướng mắc của bạn, để được hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com
Trân trọng!
- “Tôi ngu một lần... nhưng không ngu hai lần – Câu chuyện về 3 tỷ và chữ 'bạn' bị lợi dụng” và Bản án về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- TỐ CÁO HÀNH VI LẤN CHIẾM ĐẤT ĐAI CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
- CÓ THAY THẾ BIỆN PHÁP TẠM GIỮ BẰNG BIỆN PHÁP CẤM ĐI KHỎI NƠI CƯ TRÚ ĐƯỢC KHÔNG?
- MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG MỚI NHẤT NĂM 2021
- NHỮNG HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI HỌC SINH ĐÁNH NHAU GÂY THƯƠNG TÍCH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
- Tôi có bị phạt khi làm Giấy khai sinh muộn cho con không?
- THỜI ĐIỂM TÍNH THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO
- Làm cách để tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian xiết chặt việc giãn cách xã hội?