Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Sau khi cho người khác nhận con mình làm con nuôi thì cha mẹ đẻ có đòi lại được con nữa hay không?

18/03/2021 13:35

Nuôi con nuôi luôn là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội bởi tính nhân đạo và những vấn đề pháp lý xung quanh nó. Để giải đáp một phần thắc mắc cho quý vị, công ty luật hợp danh Đại An Phát chúng tôi xin tư vấn về việc liệu rằng sau khi đã cho con đẻ của mình nhận làm con nuôi của người khác thì bố mẹ đẻ có đòi lại được con hay không?

  1. Cơ sở pháp lý
  • Luật nuôi con nuôi năm 2010
  • Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi
  1. Nội dung
  1. Trường hợp thay đổi quyết định cho con nuôi
         Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 19/2011/ NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi “Trường hợp những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi”.
        Với quy định trên, trong một số trường hợp thì bố mẹ đẻ có quyền thay đổi về việc cho người khác nhận con của mình là con nuôi nếu đáp ứng các điều kiện sau:
          - Chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động của yếu tố tâm lý, sức khỏe;
          - Thời hạn để thay đổi là 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến;
          - Phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi.
       Như vậy, nếu hết thời hạn 15 ngày nêu trên, cha mẹ sẽ không được thay đổi quyết định cho trẻ em là con nuôi người khác.
  1. Trường hợp cha mẹ đẻ đòi lại con đã cho làm con nuôi
      Theo quy định của pháp luật hiện hành mặc dù đã có quy định về việc cha mẹ có quyền nhận lại con của mình nhưng theo quy định Điều 25 luật nuôi con nuôi năm 2010, thì phải sau khi chấm dứt việc nuôi con nuôi thì cha mẹ mới có cơ hội nhận lại con của mình. Cụ thể như sau:
       - Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
       - Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
       - Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
       - Vi phạm một trong các quy định như: Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; ông bà nhận cháu làm con nuôi, anh chị em nhận nhau làm con nuôi…
      Và theo quy định tại Khoản 2,3 Điều 27 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi quy định như sau:
      - Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
      - Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.
       Như vậy, trong trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì cha mẹ hoàn toàn có cơ hội nhận lại con của mình sau khi có quyết định chính thức từ Tòa án.
        Bài viết trên đây chỉ có giá trị tham khảo, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, xin liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn trực tiếp.
        Với độ ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc, có trách nhiệm với khách hàng, Luật Đại An Phát chuyên cung cấp các dịch vụ tham gia tranh tụng để giải quyết các vụ án như: Giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, tranh chấp về thừa kế, tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản sau ly hôn....

 

 
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay