Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Thủ tục thừa kế đất đai

04/01/2019 21:09

          Đất đai là một tài sản có giá trị lớn và được tạo lập, tích lũy từ đời này qua đời khác. Trước khi mất, người sử dụng đất để lại di chúc cho con cháu mình làm hương hỏa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người để lại di sản thừa kế không để lại di chúc trước khi chết thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật theo hàng thừa kế. Vậy trình tự, thủ tục để hưởng thửa thừa kế đất đai như thế nào? Sau đây Luật Đại An Phát xin giới thiệu với bạn về “Thủ tục thừa kế đất đai”

          Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
          Để khai nhận di sản thừa kế, người khai nhận cần chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ như sau:
          Trường hợp người chết có để lại di chúc: hồ sơ gồm
          - Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế (01 bản sao)
          - Di chúc (01 bản sao)
          - Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu  của người hưởng thừa kế (01 bản sao có chứng thực)
          - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người để lạ di chúc (bản chính)
          Trường hợp không có di chúc: Hồ sơ bao gồm
          - Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế (01 bản sao có chứng thực)
          - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người chết để lại (bản chính)
       - Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân của người được hưởng thừa kế (01 bản sao)
          - Sổ hộ khẩu (01 bản sao)
          - Các loại giấy tờ chứng minh thuộc diện thừa kế theo hàng thừa kế như: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh
Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, người khai nhận di sản thừa kế đến văn phòng Công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất đai là di sản thừa kế để thực hiện công việc khai nhận di sản thừa kế.
          Sau khi nhận được yêu cầu khai nhận di sản thừa kế, Văn phòng công chứng hoặc UBND nơi tiếp nhận hồ sơ phải ra “Thông báo về việc khai nhận di sản” và niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất là di sản thừa kế 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
          Bước 2. Phân chia di sản thừa kế
          Sau khi nhận lại văn bản “Thông báo về việc khai nhận di sản” có xác nhận của UBND cấp xã nơi niêm yết không có tranh chấp, khiếu kiện gì thì thực hiện như sau:
          Trường hợp người chết có để lại di chúc: Những người được hưởng thừa kế theo di chúc tiến hành lập và ký kết “văn bản khai nhận di sản thừa kế” tại trụ sở Văn phòng Công chứng hoặc UBND nơi tiếp nhận hồ sơ. Sau khi ký kết xong, Văn phòng Công chứng hoặc UBND nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện công chứng văn bản đã ký.
          Đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế không để lại di chúc trước khi chết thì những người đồng hàng thừa kế tiến hành lập và ký kết “văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế” tại trụ sở Văn phòng Công chứng hoặc UBND nơi đã tiếp nhận hò sơ. Sau khi ký kết xong, Văn phòng Công chứng hoặc UBND nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện công chứng văn bản.
          Bước 3. Thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất
        Người được hưởng di sản thừa kế nộp 01 (một) bộ hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Hồ sơ bao gồm:
          Đối với trường hợp người chết để lại di chúc:
          - Văn bản khai nhận di sản thừa kế (02 bản chính)
          - Di chúc (01 bản sao có chứng thực)
          - Đơn đăng ký biến động đất đai mẫu số (09/ĐK)
          - Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (mẫu số 01/TK)
          - Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất( mẫu số 01)
          - Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu số 03/BĐS-TNCN)
          - Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (01 bản sao có chứng thực)
          - Sổ hộ khẩu (01 bản sao có chứng thực)
          - Giấy chứng tử (01 bản sao có chứng thực)
          - Giấy khai sinh  (01 bản sao có chứng thực)
          - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (01 bản sao có chứng thực)
          - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính + 02 bản sao có chứng thực)
          - Các loại giấy tờ khác có liên quan.
          Trường hợp người chết không để lại di chúc. Hồ sơ gồm:
          - Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (02 bản chính)
          - Đơn đăng ký biến động đất đai mẫu số (09/ĐK)
          - Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (mẫu số 01/TK)
          - Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất( mẫu số 01)
          - Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu số 03/BĐS-TNCN)
          - Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (01 bản sao có chứng thực)
          - Sổ hộ khẩu (01 bản sao có chứng thực)
          - Giấy chứng tử (01 bản sao có chứng thực)
          - Giấy khai sinh (01 bản sao có chứng thực)
          - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (01 bản sao có chứng thực)
          - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính + 02 bản sao có chứng thực)
          - Các loại giấy tờ khác có liên quan.
          Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
         Sau khi nộp hồ sơ, người nộp hồ sợ nhận 01 giấy hẹn trả kết quả. Sau thời gian 13 ngày làm việc, người làm thủ tục đến chi cục thuế để nhận Thông báo thuế. Sau khi thực hiện ngĩa vụ thuế, người hưởng thừa kế đến văn phòng đăng ký đất đai nơi đã nôp hồ sơ để nhận kết quả là sổ đỏ mang tên người được hưởng thừa kế
         Thuế, phí, lệ phí.
         Bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ nhà đất, phí thẩm định, lệ phí cấp đổi sổ, lệ phí đăng ký biến động.
         Đối với trường hợp người hưởng thừa kế là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng của người chết để lại di sản thừa kế thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
         Trên đây, Luật Đại An Phát đã hướng dẫn bạn về thủ tục "thủ tục thừa kế đất đai". Luật Đại An Phát là đơn vị tư vấn uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ về  đất đai như: thủ tục đăng ký sang tên sổ đỏ, cấp lại, cấp mới sổ đỏ  lần đầu, xin hợp thửa đất,  tách thửa đất, thủ tục tặng cho nhà đất...
         Bài viết có giá trị tham khảo. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.

 

Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay