
TRỒNG CÂY THUỐC PHIỆN ĐỂ LÀM THUỐC, RAU ĂN CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
28/08/2021 05:17
DAP LAW luôn tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc tư vấn trong lĩnh vực Hình sự - Hành chính. Trong bài viết này DAP LAW xin chia sẻ với Quý khách hàng những hiểu biết về việc trồng cây thuốc phiện để làm thuốc, làm rau ăn thì có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
- Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
II. Nội dung
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 247 – Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.”
Đồng thời, theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, việc áp dụng tội trông cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy được hướng dẫn như sau:
- “Các loại cây khác có chứa chất ma túy” là các loại cây có chứa chất gây nghiện, chất hướng thần theo quy định của Chính phủ, trừ cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa.
- “Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy” quy định tại Điều 247 của BLHS là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy).

Như vậy, theo quy định tại Điều 247 của BLHS thì người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Theo đó, có thể hiểu rằng:
- “Đã được giáo dục nhiều lần” là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức, người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở về việc không được trồng cây có chứa chất ma túy hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về cấm trồng cây có chứa chất ma túy. Các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng biên bản. Chỉ bị coi là “đã được giáo dục nhiều lần” nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.
- “Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống” là đã được hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy.
- “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu là trước đó đã có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và bị phát hiện. (Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì có hai hình thức xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền).
Đối chiếu với những quy định trên thì có thể khẳng định rằng người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Còn nếu sau khi thực hiện hành vi trồng cây thuốc phiện nhưng chưa được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự cho trường hợp này.
Bài viết trên đây chỉ có giá trị tham khảo, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, xin liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn trực tiếp.
Với độ ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc, có trách nhiệm với khách hàng, Luật Đại An Phát chuyên cung cấp các dịch vụ tham gia tranh tụng để giải quyết các vụ án như: Giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, tranh chấp về thừa kế, tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản sau ly hôn....
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com
Trân trọng!
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
- Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
II. Nội dung
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 247 – Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.”
Đồng thời, theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, việc áp dụng tội trông cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy được hướng dẫn như sau:
- “Các loại cây khác có chứa chất ma túy” là các loại cây có chứa chất gây nghiện, chất hướng thần theo quy định của Chính phủ, trừ cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa.
- “Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy” quy định tại Điều 247 của BLHS là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy).

Như vậy, theo quy định tại Điều 247 của BLHS thì người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Theo đó, có thể hiểu rằng:
- “Đã được giáo dục nhiều lần” là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức, người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở về việc không được trồng cây có chứa chất ma túy hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về cấm trồng cây có chứa chất ma túy. Các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng biên bản. Chỉ bị coi là “đã được giáo dục nhiều lần” nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.
- “Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống” là đã được hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy.
- “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu là trước đó đã có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và bị phát hiện. (Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì có hai hình thức xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền).
Đối chiếu với những quy định trên thì có thể khẳng định rằng người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Còn nếu sau khi thực hiện hành vi trồng cây thuốc phiện nhưng chưa được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự cho trường hợp này.
Bài viết trên đây chỉ có giá trị tham khảo, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, xin liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn trực tiếp.
Với độ ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc, có trách nhiệm với khách hàng, Luật Đại An Phát chuyên cung cấp các dịch vụ tham gia tranh tụng để giải quyết các vụ án như: Giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, tranh chấp về thừa kế, tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản sau ly hôn....
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com
Trân trọng!
Đăng ký dịch vụ ngay
- BẠN MUỐN LY HÔN NHƯNG CHỒNG/VỢ KHÔNG ĐỒNG Ý? VẬY PHẢI LÀM SAO?
- Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí, nhiều kinh nghiệm, Công ty luật uy tín tại Hà Nội
- THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- ĐẠI DIỆN VÀ GIÁM HỘ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO
- LỠ TAY ĐÁNH CHẾT CON SẼ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VỀ TỘI GÌ?
- VIỆC CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CẤP XÃ CÓ PHẢI LÀ ĐỐI TƯỢNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH HAY KHÔNG?
- NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG LY HÔN