
PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH KHÔNG?
30/08/2021 11:20
Trên thực tế, một tội phạm vì nhiều nguyên nhân mà không thể thực hiện được trọn vẹn. Trong trường hợp do các yếu tố khách quan từ bên ngoài làm cho người phạm tội dù cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thể thực hiện được đến cùng được gọi là phạm tội chưa đạt. Vậy trong trường hợp này người có hành vi phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Luật Đại An Phát xin trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây:
1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015;
- Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ Luật Hình sự năm 1999 do Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao ban hành.
- Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ Luật Hình sự năm 1999 do Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao ban hành.
2. Tư vấn của Luật sư
2.1. Phạm tội chưa đạt là gì?
Theo quy định tại điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 về Phạm tội chưa đạt như sau:
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”
Qua đó có thể hiểu phạm tội chưa đạt được nhận biết thông qua 3 dấu hiệu sau:
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”
Qua đó có thể hiểu phạm tội chưa đạt được nhận biết thông qua 3 dấu hiệu sau:
- Thứ nhất, người phạm tội cố ý thực hiện tội phạm: Việc cố ý thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ họ người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm;
- Thứ hai, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng. Việc không thực hiện được tội phạm đến cùng nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội phạm;
- Thứ ba, người phạm tội không thực hiện được tội phạm được đến cùng là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ như: Nạn nhân hoặc người bị hại đã chống lại được hoặc đã tránh được; Do người khác đã ngăn chặn được hoặc Có những trở ngại khác…
Ví dụ: A thấy B ở nhà 1 mình nên có ý định hiếp dâm B. A lẻn vào nhà dùng dao kề vào cổ B lột áo của B để thực hiện hành vi của mình. B bỏ chạy, kêu cứu nhưng A bắt được B, đè sấp sau ngồi đè lên bụng của B làm B không phản kháng được. Đúng lúc đấy hàng xóm xung quanh chạy đến kịp thời và ngăn chặn, A không thể thực hiện hành vi hiếp dâm đối với B.
Qua ví dụ trên có thể thấy A đã thực hiện: “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn” của B. Như vậy A đã bắt đầu thực hiện các hành vi khách quan được mô tả đối với tội Hiếp dâm theo quy định tại điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Việc A không thể thực hiện được tội phạm hiếp dâm là do những người hàng xóm đã kịp chạy qua, ngăn chặn. Việc A không thể giao cấu với B trái với ý muốn của B. Như vậy trong trường hợp này A đã phạm tội hiếp dâm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Qua ví dụ trên có thể thấy A đã thực hiện: “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn” của B. Như vậy A đã bắt đầu thực hiện các hành vi khách quan được mô tả đối với tội Hiếp dâm theo quy định tại điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Việc A không thể thực hiện được tội phạm hiếp dâm là do những người hàng xóm đã kịp chạy qua, ngăn chặn. Việc A không thể giao cấu với B trái với ý muốn của B. Như vậy trong trường hợp này A đã phạm tội hiếp dâm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

2.2. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội chưa đạt
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt theo quy định tại điều 15 Bộ luật Hình sự 2015. Tội danh mà họ bị truy cứu trong trường hợp này chính là tội phạm mà họ dự định thực hiện nhưng chưa thể thực hiện đến cùng hành vi của mình.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP: cần chú ý là chỉ khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.
Đồng thời về hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt được xác định theo Điều 57 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
…
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Trên đây là những nội dung có liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự khi phạm tội chưa đạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com
Trân trọng!
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP: cần chú ý là chỉ khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.
Đồng thời về hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt được xác định theo Điều 57 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
…
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Trên đây là những nội dung có liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự khi phạm tội chưa đạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com
Trân trọng!
Đăng ký dịch vụ ngay
- BẠN MUỐN LY HÔN NHƯNG CHỒNG/VỢ KHÔNG ĐỒNG Ý? VẬY PHẢI LÀM SAO?
- Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí, nhiều kinh nghiệm, Công ty luật uy tín tại Hà Nội
- THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- ĐẠI DIỆN VÀ GIÁM HỘ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO
- LỠ TAY ĐÁNH CHẾT CON SẼ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VỀ TỘI GÌ?
- VIỆC CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CẤP XÃ CÓ PHẢI LÀ ĐỐI TƯỢNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH HAY KHÔNG?
- NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG LY HÔN