Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Xin giấy phép hoạt động phòng khám chẩn trị y học cổ truyền tại Hà Nội

06/02/2020 20:39

Muốn hoạt động phòng khám chẩn trị y học cổ truyền tại Hà Nội cần xin giấy phép tại Sở Y tế theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Công ty Luật Hợp Danh Đại An Phát là một công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài, tư vấn xin giấy phép con, tư vấn doanh nghiệp trong nước, cung cấp dịch vụ pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp...sẽ đồng hành cùng Quý Khách làm rõ các quy định của pháp luật về thủ tục, hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám chẩn trị y học cổ truyền.

Phòng chẩn trị y học cổ truyền là một loại trong các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Để được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

                                            


I/ Cơ sở pháp lý
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009;
Nghị định số 109/2016/NĐ-CP
II/ Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền
Theo điều 27 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền:
1. Cơ sở vật chất:
a) Phòng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh.
b) Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Trường hợp có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt có diện tích ít nhất là 05 m2 một giường bệnh;
- Trường hợp có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi có diện tích ít nhất là 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng.
2. Thiết bị y tế:
a) Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc:
- Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;
b) Trường hợp thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có ít nhất các thiết bị sau:
- Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
- Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
- Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.
c) Trường hợp có xông hơi thuốc: Phải có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh, có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền và phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
- Là người hành nghề cơ hữu tại phòng chẩn trị y học cổ truyền.
- Những người làm việc tại phòng khám: Người làm việc tại phòng khám nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có bằng cấp chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Ngoài ra, trong thực tế hỗ trợ nhiều khách hàng xin giấy phép, Quý khách cần lưu ý cung cấp thêm các tài liệu sau:

- Bảng giá khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám
- Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
 III/ Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động
* Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám chữa bệnh;
3. Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề;
4. Danh sách người đăng ký hành nghề tại phòng khám (bao gồm cả kế toán, thu ngân, bảo vệ, lễ tân -  những người không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề);
5. Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức;
6. Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện theo quy định;
7. Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn Y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện cấp chứng chỉ hành nghề;
8. Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn.

* Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động:
Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với phòng khám.
Bước 2.  Xin giấy phép hoạt động phòng khám chẩn trị y học cổ truyền tại Sở Y tế nơi phòng khám hoạt động.
Bước 3. Phòng khám đi vào hoạt động.
IV/ Hồ sơ khách hàng cần cung cấp
1. Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề.
2. Thông tin sơ bộ của phòng khám để hoàn thiện hồ sơ.

V/ LIÊN HỆ TƯ VẤN
Công ty Luật Đại An Phát với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Đại An Phát

Hotline: 0973 119 636

Email: luatdaianphat@gmail.com

Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay