Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2

04/05/2020 14:52

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

I. Các loại phiếu lý lịch tư pháp
Hiện nay, theo điều 41 Luật lý lịch tư pháp 2009 có hai loại phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:
a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt , cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhu cầu  cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
                                         
II. Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2
Để làm rõ hơn, Luật Đại An Phát sẽ cung cấp các đặc điểm phân biệt như sau:

1. Đối tượng

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho người nước ngoài đang hoặc đã cư trú tại Việt Nam; cấp cho công dân Việt Nam theo yêu cầu của cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng,…

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2:  Cấp cho cơ quan tiến hành tố; cấp theo yêu cầu của cá nhân.

2. Mục đích

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1: 

+ Cấp cho cá nhân: Cấp nhằm phục vụ nhu cầu của mỗi cá nhân trong đời sống để làm hồ sơ xin việc, giấy phép lao động….
+ Cấp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2: 

+ Cấp cho cá nhân: Đơn giản để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
+ Cấp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

3. Nội dung

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1chủ yếu bao gồm nội dung sau:

+ Phần án tích của phiếu chỉ được ghi những án tích chưa được xóa.
+ Các thông tin về chức vụ, khả năng thành lập cũng như quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp chỉ được ghi vào khi cá nhân hoặc các tổ chức, cơ quan có yêu cầu.

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2: 

+ Phần án tích của phiếu phải ghi đầy đủ các án tích đã xóa và các án tích chưa được xóa.
+ Nội dung phải có đầy đủ nội dung về chức vụ bị cấm đảm nhiệm, cấm thành lập và quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp.

4. Quyền ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục

+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Được quyền ủy quyền
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Không được quyền ủy quyền mà cá nhân phải trực tiếp thực hiện thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2
III. Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp

* Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1:

- Đối với công dân Việt Nam:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định.
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu và bản sao sổ hộ khẩu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định.
+ Bản sao hộ chiếu (kèm theo trang có visa còn thời hạn, hoặc thẻ tạm trú) và bản sao công chứng xác nhận tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
* Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
- Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó.
- Đối với những trường hợp khẩn cấp có thể xem xét giải quyết khi người có thẩm quyền yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, gmail hoặc các phương tiện khác và bổ sung văn bản yêu cầu trong 02 ngày làm việc sau đó.
* Thời gian làm việc: 10 ngày làm việc
* Cơ quan thực hiện: Sở tư pháp tỉnh, thành phố nơi công dân Việt Nam đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc người nước ngoài cư trú.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Luật Đại An Phát là đơn vị tư vấn uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ về Doanh nghiệp như: Thành lập công ty, Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thay đổi thành viên công ty, Đăng ký bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh, Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật, Thành lập trung tâm ngoại ngữ - tin học, … và các thủ tục về giấy phép con.
Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.
Liên hệ Luật Đại An Phát:
Điện thoại: 024.39.184.888
Email: Luatdaianphat@gmail.com
Zalo – Hotline luật sư: 0973.509.636 – 0989.422.798
Facebook: LUẬT ĐẠI AN PHÁT

Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay