Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào?

11/12/2018 19:39

     Star up hay khởi nghiệp đang là từ khoá được mọi người quan tâm tìm kiếm rất nhiều hiện nay. Bạn có đam mê một ngành nghề nhất định, bạn thực sự muốn đầu tư nghiêm túc và chuyên nghiệp hoá đam mê của mình? Thành lập doanh nghiệp chính là công việc đầu tiên đặt nền móng cho sự chuyên nghiệp của bạn. Nhưng vấn đề đặt ra tiếp theo là hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp, vậy bạn nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp với mong muốn của bạn?

      Theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại hình doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những điểm khác nhau tuỳ vào mục tiêu cũng như mong muốn của nhà đầu tư. Bạn kì vọng điều gì đối với Doanh nghiệp của mình?
Để giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, Luật Đại An Phát xin đưa ra một số tiêu chí cơ bản lựa chọn loại hình doanh nghiệp như sau:
1. Thành viên của công ty
       Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu, có toàn quyền quyết quyết định mọi việc trong công ty. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác để quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
         Thành viên công ty TNHH một thành viên là một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu công ty.
       Thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổ chức hoặc cá nhân với số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi thành viên.
        Thành viên trong công ty cổ phần được gọi là cổ đông, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không giới hạn số lượng tối đa.
       Đối với công ty hợp danh, có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Công ty hợp danh có số lượng tối thiểu là hai thành viên hợp danh trở lên, có thể có hoặc không có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là chủ sở hữu công ty, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ công ty; thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, chỉ được họp, thảo luận, biểu quyết về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của họ.
        Như vậy, các nhà đầu tư có thể căn cứ vào số lượng thành viên hiện có, mong muốn về quyền hạn của các thành viên để lựa chọn loại hình công ty sao cho phù hợp.
2. Uy tín doanh nghiệp
         Đối với doanh nghiệp tư nhân, chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng, góp phần làm nâng cao uy tín của công ty.
        Công ty hợp danh kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.
       Khác với hai loại hình doanh nghiệp trên thì công ty TNHH và công ty cổ phần do chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ, và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty, nên uy tín của doanh nghiệp trước các đối tác kinh doanh cũng phần nào bị ảnh hưởng.
3. Khả năng huy động vốn
     Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn cao thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.
        Công ty TNHH hai thành viên trở lên huy động vốn thông qua hình thức tăng vốn điều lệ bằng các phương thức sau:  tăng vốn góp của các thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
         Cũng giống như công ty TNHH hai thành viên trở lên, thì công ty TNHH một thành viên huy động vốn thông qua hình thức tăng vốn điều lệ, bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của tổ chức, cá nhân khác, công ty phải thay đổi tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây: Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần.
         Công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Nhưng trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của các thành viên trong công ty, hoặc tiếp nhận thành viên mới, kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn và trở thành thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
        Giống với công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Do đó, doanh nghiệp tư nhân huy động vốn bằng cách vay vốn, và chủ doanh  nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm với toàn bộ khoản vay đó.
        Vì vậy, các nhà đầu tư trước khi muốn thành lập một doanh nghiệp cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ vấn đề này để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
4. Mức độ chịu rủi ro
         Đối với công ty TNHH hoặc công ty cổ phần thì chủ sở hữu, các thành viên góp vốn hay các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp, nên mức độ chịu rủi ro thấp hơn.
       Đối với công ty hợp danh: Thành viên hợp danh của công ty phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ của công ty. Còn đối với thành viên góp vốn thì chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn điều lệ của công ty.
       Giống như thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân cũng phải chịu trách nhiệm vô hạn trước các nghĩa vụ của công ty, do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
       Như vậy, các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp nào để an toàn đảm bảo cho những rủi ro, bất lợi sau này.
       Trên đây là những phân tích dựa trên các tiêu chí cơ bản nhất để đưa ra những gợi ý cho câu hỏi “nên chọn loại hình doanh nghiệp nào?” của các nhà đầu tư khi muốn thành lập doanh nghiệp để chuyên nghiệp hoá các hoạt động thương mại của mình.
        Luật Đại An Phát là đơn vị tư vấn uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ về Doanh nghiệp như: Thành lập công ty, Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thay đổi thành viên công ty, Đăng ký bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh, Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật, Thành lập trung tâm ngoại ngữ - tin học, … và các thủ tục về giấy phép con.
       Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay