Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp không thành lập hoặc chuyển đổi theo đúng quy định của pháp luật

04/05/2020 18:57

Lựa chọn hình thức kinh doanh ban đầu phụ thuộc hoàn toàn vào quyền quyết định của chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi có một số yếu tố phát sinh liên quan đến quy mô hoạt động kinh doanh thì chủ sở hữu buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc phải chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác. Vậy nếu thuộc trường hợp buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không thực hiện thì phải chịu hậu quả pháp lý gì?
Bài viết dưới đây Luật Đại An Phát sẽ cung cấp thêm thông tin cho Quý khách hàng.


                                            Hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp không thành lập hoặc chuyển đổi theo đúng quy định của pháp luật

 
I. Một số trường hợp cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  1. Quy mô sử dụng lao động.
Theo quy định của pháp luật, Hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng thường xuyên dưới mười lao động. Theo quy định tại khoản 2 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2014 khi sử dụng từ mười lao động trở lên thì chủ hộ kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do vậy, việc sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên là cơ sở làm phát sinh thành lập doanh nghiệp như DNTN, Công ty TNHH, Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần phụ thuộc vào số lượng chủ sở hữu tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  1. Số lượng thành viên hoặc cổ đông.
Nghĩa vụ chuyển đổi từ một loại hình doanh nghiệp này sang một loại hình doanh nghiệp khác chủ yếu dựa trên số lượng thành viên hoặc cổ đông. Luật doanh nghiệp 2014 quy định số lượng thành viên góp vốn hoặc số lượng cổ đông tối thiểu hoặc tối đa cho một số hình thức doanh nghiệp. Do vậy, khi có số lượng thành viên góp vốn hoặc cổ đông vượt quá số lượng tối thiểu hoặc tối đa thì làm phát sinh nghĩa vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  1. Hình thức huy động vốn, khả năng chuyển nhượng vốn và quy mô vốn.
Một công ty cổ phần đã huy động vốn dưới hình thức chào bán cổ phần ra công chúng hoặc làm tăng khả năng chuyển nhượng vốn thông qua việc niêm yết cổ phần phải được đăng ký là công ty đại chúng. Một công ty đại chúng có số vốn điều lệ thực góp từ 120 tỷ đồng trở lên là Công ty đại chúng quy mô lớn.
II. Hậu quả pháp lý khi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký.
Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký là một trong những hành vi bị cấm. Do đây là một hành vi bị cấm nên căn cứ vào điều 123 Bộ luật dân sự 2015 mọi hợp đồng và giao dịch của chủ thể hoạt động kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh về lý thuyết đều bị tuyên vô hiệu.
Việc hợp đồng hoặc giao dịch bị vô hiệu có thể là một hậu quả pháp lý nặng nề và trong một số trường hợp không
công bằng khi chủ thể kinh doanh sử dụng điều này để hủy bỏ một hợp đồng hoặc giao dịch không có lợi cho chủ thể kinh doanh và gây thiệt hại cho bên thứ ba. Bởi vì, trong quan hệ với chủ thể kinh doanh, bên thứ ba ngay tình có thể không biết hoặc không thể biết được chủ thể kinh doanh có nghĩa vụ phải thành lập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Do vậy, bên thứ ba ngay tình cần được bảo vệ và không nên chịu rủi ro hợp đồng hoặc giao dịch vô hiệu chỉ vì bên giao kết không thành lập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, dường như chưa có bất kỳ quy định hoặc bản án nào giúp giải thích thêm về vấn
đề này. Vì vậy, rủi ro vô hiệu có thể xảy ra cho dù bên thứ ba trong hợp đồng hoặc giao dịch có ngay tình hay không. Hoặc cho dù doanh nghiệp đã được thành lập hoặc chuyển đổi trước thời diểm phát sinh tranh chấp nếu tại thời điểm xác lập hợp đồng hoặc giao dịch doanh nghiệp đó chưa được thành lập hoặc chuyển đổi.
Mọi ý kiến thắc mắc xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com  
Trân trọng!
 
 
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay