Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Những điều cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai

17/01/2019 21:06

      Hiện nay, các tranh chấp đất đai xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, có những vụ việc tranh chấp kéo dài đến hàng chục năm. Vậy khi giải quyết tranh chấp đất đai cần chú ý những gì, sau đây Luật Đại An Phát chúng tôi xin đưa ra “những điều cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai” để bạn đọc tham khảo.

     LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI:

0989.422.798 hoặc 0973.509.636

Thứ nhất, hòa giải ở cơ sở
     Theo quy định của pháp luật, trước khi nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai, người yêu cầu giải quyết phải nộp đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
     Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
     Để có thể giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp nơi có đất tranh chấp, người yêu cầu giải quyết cần phải chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ kèm theo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.​
      Hồ sơ gồm:
    - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 gồm:
    + Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
   + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
    + Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
    + Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993  được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
     + Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
    + Một trong các giấy tờ nêu trên mà giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan nhưng đến trước ngày 01/07/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
     + Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
      - Biên lai thu tiền sử dụng đất hàng năm (nếu có)
      - Các loại giấy tờ khác có liên quan đến thửa đất đang có tranh chấp (nếu có) như: Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
      - Trích lục bản đồ địa chính, giấy tờ đo đạc thửa đất (nếu có)
      - Các loại giấy tờ khác.
     Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
       Về thủ tục hòa giải, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở.
       Thứ hai, Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
       Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì “chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết” hay nói một một cách khác, chỉ có Tòa án nơi có đấ đai đang bị tranh chấp mới có thẩm quyền giải quyết. Cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp Huyện, quận, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện).
       Thứ ba, hồ sơ khởi kiện.
      Theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định “ Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
       Như vậy có thể thấy rằng, để khởi kiện ra Tòa án, người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện và kèm theo đó là tài liệu, chứng cứ để chứng minh đơn khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp.
       Hồ sơ gồm những gì, bạn có thể tham khảo bài viết: Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai
       Thứ tư, thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
       Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai không có yếu tố nước ngoài, không theo thủ tục rút gọn là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án tranh chấp đất đai có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
      Như vậy có thể thấy rằng, thời hạn tối đa giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án là không quá 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, trừ trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
      Thứ năm, án phí, lệ phí tòa án.
   Án phí, lệ phí Tòa án đối với giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội “quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án” cụ thể như sau:
     - Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
      - Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
      - Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
     - Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
     - Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.
       - Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

       Trên đây, Luật Đại An Phát đã hướng dẫn bạn về "những điều cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai". Luật Đại An Phát là đơn vị tư vấn uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ về đất đai như:  tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, đại diện tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai…
        Bài viết có giá trị tham khảo. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay