THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
21/08/2021 14:35
Để một doanh nghiệp có thể hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thì doanh nghiệp đó cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh các doanh nghiệp đã thực sự nắm bắt được đầy đủ thông tin? Giấy phép kinh doanh bị thu hồi trong những trường hợp nào? Doanh nghiệp có được đăng ký lại khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh không? Cùng tìm hiểu với Luật Đại An Phát trong bài viết sau.
1, Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
2, Các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh
* Theo quy định tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng lý doanh nghiệp là giả mạo
- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
+ Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
* Đối với hộ kinh doanh, theo quy định tại Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
- Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
- Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
- Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
- Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng lý doanh nghiệp là giả mạo
- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
+ Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
* Đối với hộ kinh doanh, theo quy định tại Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
- Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
- Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
- Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
- Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.
3, Doanh nghiệp có được đăng ký lại khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4, Một số việc doanh nghiệp phải làm và không được làm khi có quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh
- Khi có quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải:
+ Chấm dứt ngay hoạt động kinh doanh ngành nghề có giấy phép bị thu hồi.
+ Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh làm mất tư cách pháp nhân của doanh nghiệp thì tùy vào từng trường hợp để thực hiện thủ tục giải thể công ty hay chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp
Xem thêm: - Điều kiện, thủ tục giải thể doanh nghiệp
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo Luật Doanh nghiệp 2020
- Trong trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh làm mất tư cách pháp nhân của doanh nghiệp dẫn đến việc thực hiện thủ tục giải thể công ty thì người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau:
+ Cất giấu, tẩu tán tài sản;
+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
+ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
+ Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
+ Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
+ Huy động vốn dưới mọi hình thức
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Đại An Phát về một số vấn đề về thu hồi giấy phép kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp 2020. Bài viết mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi. Luật Đại An Phát hân hạnh được phục vụ quý khách.
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com
Trân trọng!
+ Chấm dứt ngay hoạt động kinh doanh ngành nghề có giấy phép bị thu hồi.
+ Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh làm mất tư cách pháp nhân của doanh nghiệp thì tùy vào từng trường hợp để thực hiện thủ tục giải thể công ty hay chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp
Xem thêm: - Điều kiện, thủ tục giải thể doanh nghiệp
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo Luật Doanh nghiệp 2020
- Trong trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh làm mất tư cách pháp nhân của doanh nghiệp dẫn đến việc thực hiện thủ tục giải thể công ty thì người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau:
+ Cất giấu, tẩu tán tài sản;
+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
+ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
+ Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
+ Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
+ Huy động vốn dưới mọi hình thức
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Đại An Phát về một số vấn đề về thu hồi giấy phép kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp 2020. Bài viết mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi. Luật Đại An Phát hân hạnh được phục vụ quý khách.
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com
Trân trọng!
Đăng ký dịch vụ ngay
- ĐIỀU KIỆN VÀ HỒ SƠ THÀNH LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH/ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- DOANH NGHIỆP CHẬM NỘP THUẾ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO
- CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP, CỔ PHẦN CÓ PHẢI KÊ KHAI THUẾ KHÔNG
- THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
- THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SANG CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
- THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SANG CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN
- THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SANG CÔNG TY HỢP DANH