Blue ocean

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Khi nào quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật?

25/06/2019 13:29

         Khi cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước. Sau khi có đơn khiếu nại, người có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định giải quyết kiếu nại theo quy định của pháp luật. Vậy quyết định giải quyết khiếu nại khi nào có hiệu lực? Sau đây Luật Đại An Phát sẽ giới thiệu bài viết “Khi nào quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật”.

          Theo quy định tại Điều 44 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
          - Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
          - Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kếo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
          - Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
          - Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
          Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức thi hành.
          Điều 46 Luật Khiếu nại 2011 quy định về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực như sau:
          - Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
          - Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm sau đây:
          + Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm;
          + Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp luật;
          + Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
          - Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
          Trên đây Luật Đại An Phát đã giới thiệu cho bạn về bài viết “Khi nào quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật”. Luật Đại An Phát là đơn vị tư vấn uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ về  tranh tụng như: Các vụ án về dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại….
Bài viết có giá trị tham khảo. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.

 
Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay