THỦ TỤC XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
13/07/2021 11:17
Để một tổ chức có thể thực hiện hoạt động xây dựng, tổ chức đó bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, để xin chứng chỉ này, các tổ chức còn gặp khó khăn trong khâu thực hiện thủ tục như thế nào cho nhanh chóng, đúng pháp luật. Với mục tiêu giúp quý khách hàng nắm được thủ tục pháp lý khi thực hiện, dưới đây Luật Đại An Phát xin gửi tới quý khách thông tin về “Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng”.
* Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng 2014, sửa đổi 2020
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ xây dựng
* Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ để xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý của các giấy tờ sau:
+ Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập
+ Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);
+ Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc
+ Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực
+ Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);
+ Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.
Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:
+ Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I
+ Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình
Bước 3: Đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ và hồ sơ có đủ điều kiện để cấp chứng chỉ không.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đầy đủ cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị
Trên đây là “Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng” mà Luật Đại An Phát gửi đến quý khách hàng. Để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật xin vui lòng liên hệ chúng tôi. Hotline: 024.39.184.888
- Luật Xây dựng 2014, sửa đổi 2020
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ xây dựng
* Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ để xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý của các giấy tờ sau:
+ Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập
+ Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);
+ Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc
+ Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực
+ Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);
+ Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.
Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:
+ Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I
+ Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình
Bước 3: Đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ và hồ sơ có đủ điều kiện để cấp chứng chỉ không.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đầy đủ cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị
Trên đây là “Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng” mà Luật Đại An Phát gửi đến quý khách hàng. Để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật xin vui lòng liên hệ chúng tôi. Hotline: 024.39.184.888
Đăng ký dịch vụ ngay
- ĐIỀU KIỆN VÀ HỒ SƠ THÀNH LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH/ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- DOANH NGHIỆP CHẬM NỘP THUẾ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO
- CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP, CỔ PHẦN CÓ PHẢI KÊ KHAI THUẾ KHÔNG
- THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
- THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
- THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SANG CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
- THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SANG CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN